Với lợi thế vừa tạo cơ hội nâng cao, rèn luyện thể chất, vừa mang đến trải nghiệm khám phá, du lịch thể thao đang là xu hướng được nhiều du khách lựa chọn.
Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, lượng khách tham quan đã tăng đột biến. Chỉ tính riêng trong 5 ngày (từ 10 đến 14/02), các điểm đến đón tiếp gần 200.000 lượt du khách (tăng hơn 60.000 lượt khách), tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 60 tỷ đồng (tăng hơn 40 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023). Đây là tín hiệu khả quan của ngành Du lịch Thái Nguyên trong năm 2024.
(TITC) - Ngày 23/02/2024, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Kết luận số 72-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bến Tre có các dạng di tích (DT) thuộc loại hình DT lịch sử và DT kiến trúc nghệ thuật. Cụ thể có 2 DT quốc gia đặc biệt thuộc loại hình lịch sử; 16 DT cấp quốc gia (7 DT kiến trúc nghệ thuật, 9 DT lịch sử); DT cấp tỉnh có 23 DT kiến trúc nghệ thuật và 37 DT lịch sử. Một số DT đã trở thành các điểm tham quan du lịch, góp phần phát huy giá trị truyền thống lịch sử văn hóa của địa phương, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, lịch sử văn hóa đến du khách trong và ngoài nước.  
Những ngày đất trời vào xuân, dạo quanh các di tích nổi tiếng ở thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) như: Văn Miếu Xích Đằng, chùa Chuông, đền Trần, đền Mẫu… có thể cảm nhận rõ không khí vui tươi, nhộn nhịp khi các đoàn khách khắp nơi về đây thưởng ngoạn, chiêm bái, cầu điều tốt lành cho năm mới.
Là một trong 3 huyện duyên hải và nằm ở cuối dải cù lao Minh, Thạnh Phú (Bến Tre) có 26km bờ biển tiếp giáp Biển Đông, với nhiều sông rạch, cồn bãi; hai bên là sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên phù sa bồi đắp. Cùng bề dày lịch sử khẩn hoang vùng đất Tây Nam Bộ và trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có nhiều di tích, chứng tích lịch sử để lại, với các công trình mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa. Do đó, ngoài thế mạnh về phát triển du lịch (DL) biển, DL sinh thái… còn có thế mạnh khác là DL văn hóa - lịch sử - tâm linh - tín ngưỡng dân gian.
Du lịch có tính chất mạo hiểm đang hấp dẫn với những người thích cảm giác mạnh trải nghiệm. Với địa hình đa dạng, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có nhiều ưu thế để phát triển loại hình du lịch này.
Thừa Thiên Huế bên cạnh đẩy mạnh xây dựng nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống hồ sơ khoa học về các lễ hội, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục các giá trị của lễ hội, lựa chọn để quảng bá những nét đẹp, hạn chế những lễ hội có những hình ảnh phản cảm.
Sáng 22/02, ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng lãnh đạo Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa và đại diện các sở, ngành đã khảo sát Cảng Quốc tế Cam Ranh để phục vụ việc đón tàu du lịch quốc tế. Cùng dự buổi làm việc có Đại tá Nguyễn Hữu Châu - Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân.
Ngày 21/02, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 374/QĐ-BVHTTDL về đưa Nghề thủ công truyền thống làm bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) vào Danh mục di sản phi vật thể quốc gia.
Đầu xuân năm mới được ngành du lịch xem là một trong những dịp cao điểm đón khách du xuân. Quảng Ninh với đa dạng trải nghiệm biển đảo, du lịch văn hóa, tâm linh, khám phá vùng cao, biên giới… tiếp tục là điểm đến được nhiều du khách quan tâm. Nhiều hoạt động hấp dẫn cũng được các đơn vị dịch vụ, du lịch, điểm đến tổ chức để thu hút cũng như gia tăng trải nghiệm cho du khách.
Ẩm thực địa phương luôn được xem là thế mạnh của điểm đến du lịch. Vì thế các doanh nghiệp, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng đã và đang nỗ lực đưa ẩm thực trở thành sản phẩm du lịch, góp phần làm phong phú thêm chuỗi sản phẩm của điểm đến, đáp ứng phần nào nhu cầu và thị hiếu của du khách.
Theo nội dung công bố quy hoạch mới đây của UBND quận Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng), thời gian tới địa phương sẽ có thêm công viên sinh thái ghềnh Nam Ô và quảng trường phía nam ghềnh Nam Ô tại phường Hòa Hiệp Nam, với diện tích quy hoạch gần 5,4ha.
Theo sử sách, mùa xuân năm Đinh Hợi (tức năm 987), vua Lê Đại Hành đã chọn vùng đất Đọi Sơn để tổ chức lễ Tịch điền, nhằm khuyến khích, nhắc nhở thần dân coi trọng, chăm lo sản xuất nông nghiệp - cái gốc của sự ấm no, hạnh phúc. Noi theo tiền nhân, năm 2009, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã được phục dựng ngay trên khu ruộng dưới chân núi Đọi mà xưa kia Vua Lê Đại Hành đã đi những sá cày đầu xuân cho nhân dân vào vụ mới.
Lễ hội Đền Đông Cuông (Yên Bái) năm nay sẽ được tổ chức trong 2 ngày 20 - 21/02 (tức ngày 11, 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Quần thể Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Đông Cuông với 11 hoạt động đặc sắc.